Lê Xuân Sinh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SINH LIÊN

Điện thoại: 0904 57 03 39 - 09 85 63 58 30 - 0965245630 - 024 63 26 19 20 - 024 63 26 19 21 - 02437755731 - 02462736908

Email: sinhlien@noithatsinhlien.com

Địa chỉ: 1130B La Thành - Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội

Tin Gia đình & sức khỏe

CHỮA HO CHO TRẺ, nhiều khi là sai lầm khi vội dùng kháng sinh ngay

MÌNH CÓ HAI CON NHỎ NÊN THƯỜNG PHẢI XỬ LÝ CHUYỆN HO HẮNG, VIÊM HÔ HẤP CHO CON. MÌNH THẤY NHỮNG KINH NGHIỆM SAU RẤT HAY MÀ MÌNH ĐÃ ÁP DỤNG LÂU NAY VÀ THẤY CÓ LÝ, HIỆU QUẢ. 

ĐẶC BIỆT LÀ BÀI THUỐC CHỮA HO CHO TRẺ (KỂ CẢ HO CÓ ĐỜM CŨNG CHỮA RẤT TỐT) BẰNG  nước vo gạo và rau diếp cá, mình áp dụng cho hai con thường xuyên nửa năm nay và mách cho một số người, tất cả đều công nhận hiệu quả. 

"Chia sẻ trên tờ VnMedia, PGS. TS. Dương Trọng Hiếu, Phòng khám Đông Phương y quán, Hà Nội cho biết, theo Đông y diếp các có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Chính vì vậy, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá." - Theo http://giaoduc.net.vn/Suc-khoe/Suc-khoe-360.

Mời mọi người tham khảo cụ thể:

 

A - Sai lầm cần tránh khi trẻ ho

Sau các cơn ho kéo dài thường xuyên, bé Nghé ăn bao nhiều là nôn ói ra bấy nhiêu. Xót con nên mỗi lần như thế, chị Oanh (quận 2, TP HCM) lại cho con dùng siro ho.

Siro ho có vị ngọt khiến bé rất thích, hơn nữa lúc đầu dùng thấy hiệu quả rất nhanh nên chị Oanh thường xuyên "ưu ái" sử dụng. Sau một thời gian bé Nghé bị nhờn thuốc, bây giờ mỗi lần điều trị ho cho bé rất vất vả.

Sốt ruột vì chăm mãi mà con vẫn ốm đau, thường ho húng hắng và chậm tăng cân, chị Vân Hà, nhân viên thu ngân của một nhà hàng tại Bình Thạnh đưa con đi khám bác sĩ. Bé được kết luận bị viêm họng và kê thuốc về uống. Dùng 3 ngày thấy đã bớt ho, hơn nữa bé lại bị tiêu chảy, sợ con còi cọc thêm nên thay vì báo lại bác sĩ, chị tự động cho con dừng thuốc, khiến  bệnh không dứt điểm mà tái phát dai dẳng.

Ảnh: empowernetwork
Cha mẹ cần chăm sóc đúng cách khi trẻ bị ho. Ảnh minh họa: empowernetwork.

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa Dịch vụ 1 bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, ho là một triệu chứng làm cho cha mẹ lo lắng , tuy nhiên đôi lúc  ho là  phản xạ tốt, là cơ chế có thể giúp tống chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của bé.

"Không nên tự động cho trẻ uống kháng sinh, thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, hoặc thuốc chống dị ứng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ. Ngoài ra những thuốc này còn có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ", bác sĩ Thanh khuyến cáo.

Bác sĩ Thanh đưa ra lời khuyên, nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế khi trẻ ho đột ngột kèm co thắt, khò khè, hoặc thở rít, tím tái. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Khi trẻ ho kèm nôn ói hoặc sốt cao 39 độ C, trẻ ho kèm khó thở, thở nhanh, nông, trẻ co giật hoặc li bì khó đánh thức, trẻ ho kèm thở mệt, cánh mũi phập phồng, co lõm ngực, tiết đàm nhớt nhiều... cũng cần được nhanh chóng đi gặp bác sĩ.

Trong trường hợp khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói, có thể theo dõi bé ở nhà. Nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc súp để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé. Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần. Nếu bé hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.

Chia sẻ về liều dùng kháng sinh ở trẻ, bác sĩ Võ Quang Phúc, phó giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết, liều dùng kháng sinh cho các trường hợp bị ho thường một đến hai tuần, theo từng mức độ nặng nhẹ khác nhau. Việc lạm dụng hay ngưng thuốc nửa chừng có thể dẫn việc nhờn thuốc, bệnh dễ tái phát và khó điều trị hơn. Trẻ em sử dụng kháng sinh khi có những triệu chứng như tiêu chảy, mẩn ngứa, dị ứng... cần phải báo cho bác sĩ biết để đổi thuốc hợp lý.

"Trẻ em phải tùy theo cân nặng, trọng lượng của cơ thể sẽ có liều lượng sử dụng thuốc phù hợp. Nhiều cha mẹ không tuân theo chỉ định của bác sĩ mà tự động cho con dùng một nửa liều của người lớn, điều này có thể dẫn đến những hậu quả tai hại", bác sĩ Phúc khuyến cáo.

B - Kháng sinh vô tác dụng với trẻ ho cảm

Thuốc kháng sinh không hiệu quả trong việc chữa những cơn ho do cảm lạnh ở trẻ, theo một công trình vừa công bố tại cuộc họp của Hội các bác sĩ lồng ngực Mỹ.

Ảnh:

Ảnh: health.com.

Nhóm nghiên cứu tìm thấy khi trẻ ho cấp tính, được điều trị bằng thuốc ức chế ho hoặc bằng kháng sinh thì việc chỉ sử dụng kháng sinh cho hiệu quả giảm ho thấp hơn.

"Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thuốc kháng sinh thường được các bác sĩ đa khoa kê để trị ho ở trẻ, nhiều lần trong đó là để yên lòng cha mẹ. Tuy nhiên, kháng sinh cho thấy rất ít hiệu quả trong việc chữa ho do cảm lạnh", trưởng nhóm nghiên cứu, Francesco de Blasio ở Bệnh viện tư nhân Clinic Center tại Naples, Italy, cho biết.

Để kiểm chứng tác dụng của kháng sinh, tiến sĩ Blasio và cộng sự từ Đại học Bologna ở Italy đã theo dõi việc điều trị và kết quả của 305 em nhỏ, phải đi bệnh viện khám do ho nhiều sau khi cảm lạnh.

Trong số này, một nhóm chỉ uống kháng sinh, một nhóm vừa uống kháng sinh vừa uống thuốc giảm ho, nhóm còn lại chỉ uống thuốc giảm ho. Một nhóm không dùng thuốc gì cả.

Kết quả là, không có sự khác biệt về độ giảm ho trong nhóm trẻ chỉ được uống thuốc ho, với nhóm trẻ dùng cả kháng sinh lẫn thuốc ho. Ngược lại, trẻ chỉ uống kháng sinh lại có mức độ giảm ho chậm hơn so với nhóm trẻ chỉ dùng thuốc ho.

Ngoài ra, các tác giả cũng ghi nhận thuốc ho như levodropropizine dường như là cách tốt nhất để giảm triệu chứng ho.

Tiến sĩ Blasio nhấn mạnh không nên lạm dụng kháng sinh. Sử dụng thuốc này khi không có biểu hiện nhiễm trùng có thể gây hại. Cảm lạnh thông thường do virus, chứ không phải vi khuẩn - vốn là mục tiêu điều trị của kháng sinh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh nhiều lần có thể gây ra phản ứng dị ứng ngược, và kháng với những cách điều trị này.

C - Bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ em hiệu quả

Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.

Thay đổi thời tiết ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ em, đặc biệt bé dễ mắc chứng ho. Bên cạnh các phương pháp Tây y, có những bài thuốc dân gian hiệu quả, trị dứt ho nhanh chóng. 

1. Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá

Rau diếp cá và nước vo gạo là vị thuốc quý, lành tính có tác dụng đặc trị ho. Tuy nhiên vì rau diếp có vị tanh nên đa phần bé sẽ không hợp tác với mẹ. Một chiêu nhỏ sẽ giúp các mẹ làm giảm vị tanh của rau diếp chính là đun sôi thì vị tanh kia sẽ mất và rất dễ uống.

Cách thực hiện: Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, mẹ chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.

Mỗi ngày mẹ cho bé uống khoảng 3 lần. Nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ để thuốc phát huy tác dụng. Lưu ý là khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hóa từ sữa chua. Chữa bệnh bằng rau diếp cá rất an toàn và hiệu quả cho bé. Ngoài tác dụng trị ho rau diếp cá còn có tác dụng chữa cảm sốt rất hiệu quả.

 

 

2. Lá húng chanh lợi phế, thông cổ

Lá húng chanh có vị hơi chua, the cay, dễ trồng. Lá húng chanh có tác dụng trị đờm, lợi phế, thông cổ.

Cách làm thuốc đơn giản. Các mẹ chỉ cần hái một nắm lá húng chanh, rửa sạch, mang thái nhỏ. Sau đó, cho vào chén, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong mang đi hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm điện hấp. Để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần.

3. Cây xương sông trị tiêu đờm, viêm thanh quản

Cây xương sông ngoài tác dụng trị cảm sốt thì còn có công dụng tiêu đờm, trị khản tiếng, viêm thanh quản.

Cách thực hiện: Nên sử dụng lá non xương sông non kết hợp với lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm ít đường, hấp cách thủy và trẻ uống nhiều lần trong ngày. Mùi vị cây xương sông rất dễ uống.

4. Quất xanh chữa ho nhiễm lạnh

Dùng quất xanh hấp đường phèn hoặc mật ong sẽ có tác dụng chữa ho do nhiễm lạnh.

Cách thực hiện: 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.

5. Trà cam thảo dịu cổ họng

Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.

6. Hoa hồng bạch chữa ho hiệu quả

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với một ít đường phèn, cộng với một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống mỗi lần 1 thìa, mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.

hong-bach-5529-1397347699.jpg

Ảnh: mooseyscountrygarden.com

7. Trị ho bằng lá hẹ và đường phèn

Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Cách này được các mẹ hay dùng vì khá đơn giản và hiệu quả. 

sieuthiketsatketbac.com  -   (Theo nguồn: http://doisong.vnexpress.net/)

 


Xem tin khác
THÔNG TIN VỀ CHỦ SỞ HỮU WEBSITE
-Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SINH LIÊN
-Địa chỉ: Số 1130B phố La Thành, Quận Ba Đình, Hà Nội.
-Điện thoại cố định:024 63 26 19 20 - 024 63 26 19 21 - 02437755731 - 02462736908
-Điện thoại di động : 0904 57 03 39 - 09 85 63 58 30 - 0965245630
-Email: sinhlien@noithatsinhlien.com; website:sieuthiketsatketbac.com; zalo: 0904 57 03 39 - 09 85 63 58 30
-Mã số ĐKKD:0102337997 do sở KHĐT Hà Nội cấp; Mã số thuế:0102337997 - Chi cục thuế Ba Đình
-Số TK công ty:111000160860 tại ngân hàng VietinBank - Chi nhánh Hoàng Mai - chủ TK: Công ty TNHH thương mại dịch vụ sinh liên
-Số TK cá nhân:104876157800 tại ngân hàng VietinBank - Chi nhánh Láng Hòa Lạc - chủ TK: Lê Thị Thảo
-Số TK cá nhân:22210004472972 tại ngân hàng BIDV - Chi nhánh Thanh Xuân - chủ TK: Lê Thị Thảo



Hotline : 0904570339

Gọi để được hỗ trợ tốt nhất

0904570339 – 0985635830
0965.245.630 - 024.6273 6908
024 63261921 - 024.3775 5731